Độ ta không độ người

Hãy tự độ mình!

Dạo gần đây, bản nhạc hot nhất có lẽ không cần nhắc mọi người cũng biết đến “Độ ta không độ nàng”. Nói thật một điều đến nay dù đang lụi cụi viết những dòng chữ để bàn về bài nhạc này nhưng vẫn chưa nghe nó 1 cách trọn vẹn, đầy đủ. Nhưng dù sao thì cũng thoang thoáng nghe được vài câu chữ trong đó, và quyết định sẽ không nghe bản nhạc này, bởi…

Tự cường điệu nổi đau!

Theo những gì mình được biết về bản nhạc gây heat này, bối cảnh là một vị tu sĩ trẻ đem lòng yêu một công chúa, chẳng may công chúa nguyên sinh mà chết, vị tu sĩ này uất ức tìm cách kết liễu mạng sống của thái tử (hay hoàng tử gì đó).

Rõ ràng anh chàng tu sĩ này đã tự nâng nổi đau của mình lên quá mức đến độ không thể chịu đựng, và cách anh ta lựa chọn là trút nổi căm giận đó ra ngoài, là kết liễu mạng sống của người khác. Nếu là một người sống tỉnh thức – là lối sống hướng đến của những vị tu sĩ – đều thực tập nhận ra nhân duyên. Rõ ràng công chúa thì không thể đến với một tu sĩ, dù trên phương diện nào. Rõ ràng vị tu sĩ này cũng đã hiểu rõ nhân duyên này, nhưng khi người yêu quyên sinh thì anh ta lại tuôn trào cảm xúc quá dữ dội.

Hậu quả kéo theo này là vô cùng lớn. Giết người đền mạng, huống chi người bị sát hại lại là hoàng thân. Chẳng những vị tu sĩ này bị bêu đầu mà khả năng lớn là cả tam tộc đều bị chu di. Việc tự nâng nổi đau lên để biến nó thành một chuỗi oán thù chồng chất là một việc làm vô cùng ngu ngốc và đáng lên án!

Oán hận lan truyền!

Hiệu ứng thấy rõ khi cơn cảm xúc của vị tu sĩ này dâng cao là trút nó sang người khác. Mạnh nhất là kết liễu mạng sống. Chuỗi dây chuyền này sẽ kéo dài liên tục. Nhưng chúng ta hãy để ý lại tiêu đề của bản nhạc: “Độ ta không độ nàng”.

Ở tiêu đề này, nếu cốt truyện dừng lại ở việc chàng tu sĩ nhận ra được nỗi khổ nhân gian, chuyên chú tu tập thì mới đúng với câu tiêu đề. Tự mình độ chính mình, không thể độ cho ai khác được. Đây cũng mới là đạo lý của Phật đạo. Nhưng cốt truyện lại chuyển biến khác đi, khiến cho câu nói này đúng bản chất là một lời ta thán, lời oán trách. Nhưng chính xác là một sự sai lầm ảo tưởng!

Nếu Phật độ được ta thì ít nhất ta cũng phải thoát khỏi vòng lẩn quẩn đau thương, chứ sao lại chồng chất bi ai. Rõ ràng không có độ “ta”. Mình không đủ tỉnh táo để tự kéo mình ra khỏi vùng lầy, lại đi oán trách cho số phận, cho ông trời, cho Đức Phật. Mỉa mai thay lại nói rằng độ cho ta (tức vị tu sĩ), không độ cho nàng (tức cô công chúa), độ ta kiểu đi giết người như thế thì oan cho Đức Phật quá. Đức Phật không hòa giải ân oán thì thôi chứ hà cớ xúi ta đi xử trảm người khác!?

Hãy tự độ mình!

Đa phần chúng ta vẫn còn tư tưởng mong được ai đó che chở, chúng ta tìm về với tôn giáo để cầu mong được các vị thánh thần, các Đức Mẹ, các Đức Tin, các vị Phật hộ trì, bảo vệ cho chúng ta.

Đó là vì bên trong chúng ta vẫn chưa đủ sức mạnh để vượt lên những khó khăn cuộc sống, nên chúng ta vẫn cần một bờ vai để nương nhờ. Điều này không sai. Nhưng nó dễ dẫn chúng ta đến điều sai. Không ai đủ tự tin nói bản thân không nương nhờ vào điều gì, mà trên thực tế thì chúng ta vẫn luôn nương nhờ vào các điều kiện sống để có thể tồn tại.

Nó sẽ dẫn đến điều sai khi chúng ta ủy thác số phận của bản thân cho những đấng quyền năng mà chúng ta tin tưởng. Với tôi, điều đó đi ngược lại với mong muốn của Đức Phật.

Ngày Đức Phật sắp nhập Niết-Bàn, Ngài đã dặn lại các đệ tử của Ngài khi đó, hãy tự mình làm ốc đảo tự thân, là ngọn đuốc tự thân, để tự mình nương nhờ lấy mình, để tự mình soi sáng dẫn lối cho mình. Ngài không thể độ hóa cho bất kỳ ai được.

Nếu Ngài làm được điều đó, Ngài đã làm được khi Ngài còn tại thếm với những người thân thương của Ngài trước tiên. Nhưng người em dòng họ của Ngài – Devadatta – với biết bao lỗi lầm sai trái, dù ở cạnh Ngài rất lâu, Ngài vẫn không cảm hóa được. Con trai của Ngài – Larula – nhập Niết Bàn trước Ngài, nếu Ngài thực sự độ được, sao lại không giúp cho con của mình có thêm vài trăm năm tuổi hoặc trường thọ vĩnh viễn.

Điều Đức Phật để lại là giáo lý đi đến cõi không sợ hãi, cõi không sinh bất diệt, là cõi Niết Bàn. Nhưng có chịu đi hay không, đi rồi có đến hay không, nó tùy thuộc vào sự nỗ lực của bản thân mỗi người. Đức Phật từng so sánh việc này như việc làm của một người chỉ đường. Đức Phật chỉ là người biết đường đi và chỉ lại cho chúng ta để chúng ta không tiếp tục bị lạc, nhưng đi hay không, tới hay không, lạc hay không, nó phụ thuộc vào bản thân chúng ta.

Nên những người thật sự hiểu và tin Đức Phật sẽ không ủy thác số phận mình cho Người. Người không làm được. Hãy san sẻ gánh nặng với Người, mà thật ra đó gánh nặng tự thân, hãy tự mình gánh lấy.

Hãy là người chịu trách nhiệm với chính số phận của mình hơn là ủy thác vào bất kỳ ai!

Please follow and like us:

Bài liên quan

Bắt đầu nhập từ khoá bên trên và nhấp enter để tìm kiếm. Nhấn ESC để huỷ.