Đời người, chỉ sống được có một lần. Sao cứ phải ôm những nỗi khổ đau, đi tìm những vết khứa trong tim hay bám víu vào những điều sai lầm để tự chuốt khổ cho bản thân. Sao không sống một cách tích cực, suy nghĩ kỹ lưỡng, chín chắn. Để một mai khi phải nhắm mắt xuôi tay, mọi người xung quanh ta thì khóc, còn ta thì lại có thể mỉm cười vì cuộc đời đã rất tốt đẹp đối với ta.
Khi đã gieo hạt giống, nó sẽ trổ mầm
Và cũng như lựa hạt giống gieo trồng, để có thể lựa chọn được một hành động đúng đắn, bạn phải tự mình trao dồi kiến thức, trải nghiệm những thất bại, và rồi cuối cùng mới có thể biết được, đó có phải là một hành động đúng đắn không. Nếu lỡ chẳng may bạn lựa chọn phải một hành động không hay, đừng buồn hay hối hận quá lâu, bởi đó chỉ là bước đi cần thiết để bạn tiến đến thành công thực sự, lựa chọn được hành động đúng đắn thực sự.
Thiết lập Tịnh Độ – Thích Nhất Hạnh
Đức Phật tài lắm. Tâm nguyện ban đầu của Ngài là muốn độ thoát chúng sanh ra khỏi sáu cõi luân hồi, nhưng rồi Ngài biết, đó không phải là tâm nguyện của hầu hết chúng sanh, chỉ một số ít là muốn thế thôi. Nên người tùy duyên mà độ chúng. Cảnh giới Cực Lạc của Phật A-Di-Đà qua nét vẽ của Đức Thích Ca quá đẹp, đó là một biệt tài để khi vừa nghe là ta nảy sinh ý muốn qua đó ở luôn. Chứ nếu khắc họa cảnh giới đó cũng phải cày sâu cuốc bẫm, cũng lấy đất làm giường lấy trời làm chăn, cũng la hét, cũng quạu quọ, cũng í ới nọ kia thì thôi, ở đây cũng vậy, thiết gì lên đó cho nhọc công.
Những gì đã cho, là những gì sẽ còn mãi!
Thật ra, nói “tôi có thể làm được tất cả”, nên sống chẳng cần quan tâm nhiều đến ai, chỉ là cách nói chưa trưởng thành, thiếu suy nghĩ, thiếu chiều sâu mà thôi. Nếu nhìn sâu hơn đôi chút, bạn hay tôi, hay bất kỳ ai, đều không thể sống một mình mà không có sự tương quan hỗ trợ, sự cộng hưởng của xã hội, của thế giới cả. Bởi, nếu cứ bo bo sống một mình, thì cũng được thôi, đó là lựa chọn của bạn mà, nhưng bạn và thế giới, bên nào lớn hơn, bên nào có ảnh hưởng sâu nặng đến bên nào hơn. Thế giới mất đi một người sống-vì-bản-thân sẽ chẳng sao cả, nhưng nếu thế giới cô lập một người như thế thì người đó liệu sống được không?
Cầu nguyện bình an liệu có thành hiện thực
Đèn cần sáng cũng như ta cần bình an vậy đó. Nguồn điện vẫn ở đó, nhưng đèn không sáng lên được là do đèn đã bị hư. Có thể bị đứt dây điện bên trong, hoăc một vấn đề nào đó đã khiến cho bóng đèn không thể phát sáng được. Khi ta cầu nguyện, thì ta đã được bình an rồi, chí ít là ngay phút giây ta chấp tay, im lặng, cầu nguyện. Nhưng nếu bản thân ta, không thể tự mình tạo ra những nguồn năng lượng bình an, thì dù ta có cố gắng kêu gọi những đấng Đức Tin của ta, thì ta cũng không thể trở nên an ổn được.
Cầu nguyện bình an – làm sao để được an?!
liệu chăng bình an có đến từ việc chúng ta cầu nguyện? Nếu chỉ đơn thuần cầu nguyện có thể mang lại sự bình an cho chúng ta, thì mình tin, thế gian này không một ai khổ đau, không một ai phải rơi lệ. Bởi như mình đã chia sẻ, bình an thì ai cũng mong muốn có, còn cầu nguyện thì lại không quá khó để thực hiện. Vậy thì có phải chăng cầu nguyện không linh? Hay do ta thiếu niềm tin? Hay có điều gì đó mà ta vẫn chưa có?
Điều ta không muốn – xin đừng mang đến người khác!
Điều chúng ta không muốn, xin đừng mang đến cho người khác. Bởi một lúc nào đó, thứ không muốn đó lại sẽ đến với ta một lượng lớn hơn rất nhiều. Chúng ta sinh ra trên đời, trước hết là phải chịu trách nhiệm cho những số phận của bản thân. Những rác rến của bản thân, ta phải là người chủ động dọn dẹp, nếu không, lâu dần sẽ như cô hàng xóm kia, quên đi mình có khả năng dọn dẹp, rồi rác thải lại sẽ ngập ứ đầy trong thân tâm chúng ta. Việc chúng ta cố gắng mang mớ rác đó thải sang cho người khác, thật chất chẳng giúp cho chúng ta sạch sẽ hơn, mà chỉ làm chúng ta trở nên dở tệ hơn, kém cõi hơn.
Ai nắm vận mệnh của bạn?
Cuộc sống này vốn dĩ công bằng lắm. Bạn cần làm thì bạn mới có thứ để tiêu thụ. Khi bạn chỉ ngồi chờ để có cái để hưởng thụ thì chắc chắn cũng đến lúc cạn kiệt. Bạn mới là chủ nhân cho những gì mình tạo ra. Không phải những quân bài hay bởi một lời sấm truyền nào đó.
Hãy tự độ mình!
Điều Đức Phật để lại là giáo lý đi đến cõi không sợ hãi, cõi không sinh bất diệt, là cõi Niết Bàn. Nhưng có chịu đi hay không, đi rồi có đến hay không, nó tùy thuộc vào sự nỗ lực của bản thân mỗi người. Đức Phật từng so sánh việc này như việc làm của một người chỉ đường. Đức Phật chỉ là người biết đường đi và chỉ lại cho chúng ta để chúng ta không tiếp tục bị lạc, nhưng đi hay không, tới hay không, lạc hay không, nó phụ thuộc vào bản thân chúng ta.